TRƯỜNG THCS LÊ ANH XUÂN
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Văn hóa giáo dục mừng ngày 20/11

Go down

Văn hóa giáo dục mừng ngày 20/11 Empty Văn hóa giáo dục mừng ngày 20/11

Post  chutichCD Mon Nov 23, 2009 12:18 am

GIÁO DụC
Thứ Sáu, 20/11/2009, 04:17 (GMT+7)
Trong mắt người nước ngoài:
Thầy giáo nước ngoài xúc động* Robert Cotgrove (giáo viên Trường Saigon International):
Chỉ biết lặng im và mắt rơm rớm
TT - Tôi đến Việt Nam sinh sống, làm việc đã năm năm và hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy trong suốt thời gian đó. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác vô cùng bất ngờ và hạnh phúc trong Ngày nhà giáo Việt Nam.
Hôm đó, một số thành viên trong lớp đã đến nhà trọ của tôi mời đi uống nước. Khi tôi theo họ bước ra sân thì họ đồng loạt hô to lên: “Happy teacher’s day!” (Chúc mừng thầy nhân Ngày nhà giáo!), rồi sau đó chỉ tay vào chiếc xe đạp mới coóng màu đen dựng ở trước cổng. Tôi đang không hiểu chuyện gì xảy ra thì họ cho biết đó chính là món quà dành cho tôi nhân Ngày nhà giáo Việt Nam. Tôi xúc động đến nỗi chỉ biết đứng lặng im và mắt rơm rớm.
* Virginie Dupuch (giáo viên tiếng Pháp ở Viện IDECAF):
Rất thích, rất bất ngờ!
Thú thật trước khi đến Việt Nam, tôi không bao giờ dành thời gian nghĩ nhiều về hình ảnh người thầy. Đối với giới trẻ Pháp chúng tôi, các thầy cô giáo đơn giản chỉ là những người biết nhiều hơn và họ có nhiệm vụ đem kiến thức của mình truyền đạt lại cho giới trẻ để nhận lương.
Những kiến thức đó theo quan điểm của chúng tôi chẳng có gì là quá ghê gớm bởi khi bằng tuổi họ, chắc chắn chúng tôi cũng biết. Chúng tôi cũng chẳng bao giờ quá thân thiết với nhau, thậm chí việc tặng hoa cho giáo viên cũng là một điều khá kỳ quặc. Chúng tôi chỉ biết tới nhau lúc ở trong trường, còn khi ra khỏi thì mỗi người có một cuộc sống riêng. Đôi khi thật ấm áp khi thấy hình ảnh giáo viên và học sinh ở Việt Nam cùng nhau đi dạo phố, ăn hàng... vì đó là điều không thể có được tại Pháp.
Chính vì thế mà tôi rất mong có một ngày nhà giáo tại Pháp để mọi người nhận thức được giá trị của nghề này. Chính Ngày nhà giáo tại Việt Nam đã giúp tôi thay đổi việc nghĩ về giáo viên như những người làm công ăn lương như lúc còn ở Pháp.
Nhớ lại ngày 20-11 năm ngoái, tôi đến lớp dạy thêm và rất bất ngờ khi thấy trên bảng được tô nhiều màu sắc sặc sỡ và ghi chú trên đó rất nhiều (phần lớn là thông điệp các học viên muốn gửi tới giáo viên chúng tôi). Những món quà nhỏ bé, xinh xắn như quyển sách, đóa hoa, xấp vải... tất cả đã khiến tôi cảm động đến nỗi không nói nên lời.
Cách họ đưa quà cũng trông thật đáng yêu làm sao, tôi thú thật khó thể nào quên được khoảnh khắc cậu lớp trưởng đứng dậy, cười thật tươi và chúc tôi một câu nói bằng tiếng Pháp bập bẹ. Đêm hôm đó tôi đã vui đến nỗi không ngủ được! Tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn bao giờ hết và sau đó không còn thấy mệt mỏi khi phải thức khuya soạn, chấm bài nữa.
* Timothy Scott Thompson (giáo viên Trường quốc tế Mỹ):
Không nói nên lời
Tôi vẫn còn nhớ mãi lần đầu tiên đón Ngày nhà giáo khi dạy học tại Việt Nam. Những gì diễn ra hôm đó đã đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Gần như tất cả học sinh trong lớp đều dành tặng tôi những tình cảm đặc biệt, mỗi em đều mang đến cho tôi một thứ gì đó thật ý nghĩa để chào mừng.
Tôi đón nhận những món quà xuất phát từ tình cảm chân thành cùng những đóa hoa tươi thắm của các em trong niềm xúc động không nói nên lời. Đêm hôm đó, tôi đi ăn tối cùng những học trò thân thương của mình. Chúng tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau. Đó là những khoảnh khắc thật đặc biệt để tôi có thể ngồi chiêm nghiệm và hiểu hơn về giá trị chân thực, về trọng trách một nhà giáo đang mang trên vai. Ở đó không còn tư lợi, tính toán cho riêng mình.
Chính sự kính trọng và niềm tin từ học sinh đã trở thành động lực to lớn thôi thúc tôi làm tốt nhất công việc giảng dạy. Nhờ vậy, chúng tôi luôn nhận thức được rằng chúng tôi đóng vai trò quan trọng trong xã hội và nếu có quên điều này, chính Ngày nhà giáo đã nhắc nhở chúng tôi.
CÔNG NHẬT - LƯU TRANG ghi


TUổI TRẻ CUốI TUầN
Thứ Sáu, 20/11/2009, 23:30 (GMT+7)
Kỷ niệm Ngày nhà giáo VN 20-11:
Quan trọng nhất là lòng yêu nghề


GS Hoàng Tụy - Ảnh: Thanh Hà
TTCT - Đối với tôi, phẩm chất quan trọng nhất ở một nhà giáo là lòng yêu nghề. chính lòng yêu nghề là cơ sở nền tảng cho những phẩm chất giáo đức khác.
Phải có lòng yêu nghề mới có động lực thật sự để nâng cao chuyên môn. Có người có năng lực, chuyên môn cao nhưng không yêu nghề cũng không dạy tốt. Có yêu nghề mới luôn luôn có khát vọng tìm kiếm biện pháp cải tiến giảng dạy.
Không có lòng yêu nghề thì không có thầy giỏi, thầy tốt. Không có thầy tốt, thầy giỏi thì không có học trò giỏi, học trò tốt. Bản thân người thầy tốt, tận tâm với nghề là tấm gương để học trò học tập, phấn đấu noi theo.
Yêu nghề cũng phải có điều kiện
Chất lượng giáo dục phụ thuộc một cách quyết định vào lòng yêu nghề của thầy cô giáo. Theo tôi, hiện nay chất lượng giáo dục không được như mong muốn một phần rất lớn do lòng yêu nghề của một bộ phận không nhỏ giáo chức đã không được duy trì, khuyến khích. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng phải nói ngay đó là hậu quả của tình hình chung trong xã hội. Khi nói đến những tiêu cực trong giáo dục, nhiều ý kiến thường hay quy cái đó cho cơ chế thị trường.
“Những nhà giáo tận tâm với nghề không thiếu, nhưng đáng lẽ số người tận tâm đó có thể nhiều hơn”
GS HOÀNG TỤY
Khi đồng lương chính thức không đủ sống, người ta phải tìm thu nhập bằng cách dạy thêm. Dạy thêm là cách thông thường nhất, phổ biến nhất, chưa nói đến những biện pháp tiêu cực khác...
Trong tình hình như thế, dần dần thu nhập của thầy cô cũng đủ trang trải cho cuộc sống, nhiều trường hợp có thu nhập còn cao hơn mặt bằng trung bình trong xã hội. Nhưng cơ cấu thu nhập đó rất kỳ quái, chỉ xã hội VN có tình trạng đó chứ tôi chưa thấy ở các nước khác. Tiền lương thì thấp nhưng thu nhập gấp mấy lần lương; tiền lương thấp trả cho công việc chính, còn thu nhập cao lại trả cho việc không phải là chính. Trong số những việc phụ đó, có việc có giá trị tích cực cho học trò, cho xã hội, có việc không...
Hậu quả là các thầy cô làm việc cật lực, dạy ngày, dạy đêm, dạy cả ngày nghỉ thì làm sao yêu nghề được? Nhìn từ một góc độ nào đó, tiêu cực trong giáo dục có phần là cái giá mà xã hội phải trả để bù đắp thiếu hụt của lương và bảo đảm mức sống hợp lý cho người thầy.
Nói đến lòng yêu nghề trong giáo dục là nói đến cái tâm. Chúng ta không thể trách cứ bản thân các thầy cô giáo. Đồng lương như thế, muốn sống hợp lý trong xã hội phải làm đầu tắt mặt tối. Tự nhiên yêu nghề cũng có nhưng hiếm, chỉ có ở những người đam mê thật sự với nghề giáo. Nhưng số đó không nhiều, còn lại người ta yêu nghề có điều kiện. Đó cũng là lẽ đương nhiên. Không tạo ra được những điều kiện để vun đắp lòng yêu nghề của các thầy cô giáo là lỗi của những người làm quản lý chứ không phải lỗi ở những người thầy.
Phải giải quyết nghịch lý “lương thấp - thu nhập cao”
Ngành giáo dục đặc biệt quan trọng vì đào tạo ra con người, liên quan đến mọi người. Vì thế nếu không gìn giữ được đạo đức trong nhà trường, không thể hi vọng có đạo đức trong xã hội. Nhưng xã hội trong sạch mới có nhà trường trong sạch.
Ngược lại nhà trường trong sạch mới xây dựng nên những cá nhân tốt làm nền tảng cho một xã hội trong sạch.
Nghịch lý lương đang làm phần lớn tâm lý của người thầy tiêu hao vào những việc không phải nhiệm vụ chính của mình. Chuyện này đã được nói nhiều từ 20 năm nay, trong nhiều ngành chứ không riêng giáo dục. Nhưng đến lúc này, đối với giáo dục thì nặng nề hơn cả vì hiện nay nhiều ngành đã có thể sống bằng lương.
Trong khi đó ngành hết sức quan trọng là giáo dục thì vẫn tồn tại dai dẳng nghịch lý này. Một số ý kiến nói tại chúng ta nghèo, ngân sách nhà nước không đủ cấp lương cho hàng triệu giáo viên. Nhưng nếu vậy thì thu nhập đủ đảm bảo cho giáo viên cuộc sống khá chỉ có một phần nhỏ từ lương, còn lại từ đâu ra?
Cũng là từ tiền đóng góp của người dân, của xã hội mà thôi. Sở dĩ Nhà nước thiếu tiền để trả lương xứng đáng cho người thầy là do cách phân phối của chúng ta phi lý, tại tham nhũng và lãng phí cực kỳ.
Lương không đủ sống là nguyên nhân số một làm giảm sút lòng yêu nghề, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Do vậy phải cấp bách giải quyết vấn đề đó. Một năm trước, lãnh đạo ngành giáo dục đã tuyên bố “từ nay đến năm 2010 đồng lương giáo viên đủ sống”. Nhưng đến nay vẫn chưa thấy có gì cải thiện.
Tôi xin nói thật lòng rằng chừng nào chưa giải quyết được nghịch lý đó thì đừng nói đến việc chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và chất lượng giáo dục.
Gìn giữ đạo đức trong nhà trường
Hiện nay xuất hiện nhiều chuyện đau lòng trong nhà trường, trong mối quan hệ thầy trò, phản ánh sự sa sút về đạo đức học đường. Mà đạo đức học đường sa sút thì mục tiêu chính của giáo dục không đạt. Chúng ta vẫn nói với nhau “Dạy làm người trước khi dạy chữ”, vậy nhà trường làm sao có thể thực hiện được mục tiêu dạy làm người khi đạo đức trong môi trường học đường sa sút?
Tất nhiên trong bối cảnh đó vẫn luôn có rất nhiều người thiết tha với nghề nghiệp. Trong số hàng vạn thầy cô như thế, tôi có thể nhắc đến những người như cô giáo dạy toán Đỗ Thị Ngọc Hà (Trường THCS Đống Đa, Hà Nội) hay cô giáo lão thành Đàm Lê Đức (Trường bồi dưỡng văn hóa Lý Tự Trọng, TP.HCM), là một vài trong số hàng vạn thầy cô hết lòng với học trò, với công việc của một nhà giáo... Có những nhà giáo như thế thật đáng quý, đáng khâm phục. Những nhà giáo tận tâm với nghề không thiếu nhưng đáng lẽ số người tận tâm đó có thể nhiều hơn...
Không thể tách riêng đạo đức nhà giáo ra khỏi bối cảnh xã hội. Nhưng phải giải quyết được nghịch lý lương mới có thể động viên, kêu gọi nhà giáo tận tâm với nghề, chứ không thể chỉ thông qua các hình thức thi đua giả tạo kêu gọi lòng yêu nghề. Chúng chỉ làm tăng thêm sự giả dối trong giáo dục.
GS HOÀNG TỤY
THANH HÀ ghi

chutichCD

Posts : 25
LAXĐ : 5425
Reputation : 0
Join date : 2009-09-17
Age : 52
Location : buithixuan

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum